Làm
việc với Đoàn giám sát có các ông, bà: Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Phóng, Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Thị Tuyến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành của
tỉnh.
Thực hiện Nghị
quyết Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học- công nghệ, Luật
Khoa học và Công nghệ, tỉnh đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ
biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI). Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện gồm:
Chương trình hành động số 20 – CTr/TU ngày 15.3.2013 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy; Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2016 – 2025; Quyết định số 1618/QĐ – UBND ngày 13.6.2017 về việc
phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2017-2020; kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ hàng năm. Trên
cơ sở đó, các huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án
cụ thể để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về Khoa
học và Công nghệ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Kết quả nghiên
cứu triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh
tế trong giai đoạn 2012 – 2017 toàn tỉnh có khoảng 190 đề tài, dự án,
nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đưa vào kế hoạch khoa học và công
nghệ hàng năm, với tổng kinh phí đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ đạt gần 130 tỷ đồng. Các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng
khoa học và công nghệ được triển khai thực hiện ở hầu hết các lĩnh vực
kinh tế và xã hội. Các đề tài, dự án được triển khai không chỉ làm lợi
cho người dân, doanh nghiệp mà còn tạo ra các luận cứ khoa học để tham
mưu với tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Phát
biểu tại buổi giám sát, ông Nguyễn Văn Phóng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch UBND tỉnh khẳng định, những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn
quan tâm đến hoạt động khoa học và công nghệ. Tỉnh Hưng Yên coi khoa học
và công nghệ thực sự là động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khoa học và công nghệ đã góp phần đưa
nông nghiệp của Hưng Yên phát triển vượt bậc như: Sản xuất hoa bằng công
nghệ nuôi cấy mô, sản xuất khoai tây giống bằng công nghệ khí canh. Nhờ
vậy, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn
với nhu cầu thị trường. Sản xuất nông nghiệp đã đi vào thâm canh tăng
năng suất và hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh với
quy mô lớn những loại cây có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, hoa chất
lượng cao…
Chủ
tịch UBND tỉnh kiến nghị với đoàn giám sát cần phải có đơn vị khoa học
công nghệ chuyên trách trong sản xuất nông nghiệp từ cấp huyện đến cấp
tỉnh để phục vụ nông dân.
Phát
biểu tại buổi giám sát, bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam đánh giá cao sự chuẩn bị, cũng như sự triển khai bài bản
việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học,
công nghệ và Luật Khoa học và Công nghệ của tỉnh góp phần đưa Nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đồng
thời mong muốn trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tuyên truyền để vai
trò của khoa học và công nghệ phát triển sâu, rộng hơn nữa; đưa ra lộ
trình cụ thể xây dựng được nhiều các mô hình kinh tế hiệu quả. Đối với
các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Đoàn giám sát sẽ tổng hợp và gửi đến
các cơ quan chức năng của Trung ương để kịp thời xem xét, giải quyết.
Đoàn giám sát kiểm tra thực tế mô hình sản xuất hoa chất lượng cao tại xã Xuân Quan (Văn Giang)
Trước đó, trong
khuôn khổ chương trình giám sát, buổi sáng cùng ngày, đoàn đã đi giám
sát thực tế tại mô hình trồng hoa chất lượng cao tại xã Xuân Quan (Văn
Giang) và mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo (xã Đông Tảo, Khoái Châu).