Việc tân Tổng thống Mỹ đưa ra động thái quân sự đầu tiên nhằm vào Syria, Venezuela yêu cầu Đại sứ EU rời khỏi đất nước, Quốc hội Australia thông qua bộ quy tắc thương lượng truyền thông,…đã khiến tình hình khu vực và thế giới tuần qua (22-28/2) nóng trở lại.
Các nước đẩy nhanh nỗ lực tiêm vaccince ngừa COVID-19
Hãng
thông tấn Pháp AFP vừa cập nhật số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày
26/2, có hơn 22 triệu liều vaccine đã được tiêm tại khoảng 110 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới.
|
Ngày càng có thêm nhiều người được tiêm vaccine để ngừa COVID-19. (Ảnh: AFP) |
Ngoài
Israel đứng đầu về tỷ lệ dân số được tiêm vaccine, những nước và vùng
lãnh thổ có trên 10% dân số được tiêm ít nhất 1 mũi gồm Anh (27%),
Bahrain (16%), Mỹ (13%), Chile (12%), Seychelles (43%) và Maldives
(12%). Mỹ đang là nước đứng đầu thế giới về số mũi vaccine được tiên,
với 59,6 triệu liều, tiếp theo sau là Trung Quốc hơn 40,5 triệu liều,
Anh 17,5 triệu liều, Ấn Độ 10,7 triệu liều và Israel 7,1 triệu liều.
Trong
khi đó, cuộc chiến đẩy lùi virus đang được tiếp thêm hy vọng khi những
vaccine được nhiều quốc gia cấp phép đều có kết quả thử nghiệm lâm sàng
chứng minh hiệu quả bảo vệ ở mức cao, thường là hơn 90%.
Những
dấu hiệu cải thiện trong cuộc chiến đẩy lùi virus SARS-CoV-2 được ghi
nhận vào thời điểm nhiều nước đang đẩy mạnh các chiến dịch tiêm chủng và
con người đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc bào chế, phát triển các
loại vaccine. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cảnh báo rằng thế giới cần
tiếp tục đề cao cảnh giác về những diễn biến khó lường của dịch bệnh,
chưa kể đến thực trạng chênh lệnh về sự tiếp cận vaccine giữa các nước
giàu và các nước nghèo vẫn chưa được cải thiện, trong khi sự an toàn chỉ
đạt được nếu như đó là điều dành cho tất cả mọi người.
Theo
số liệu thống kê cập nhật trên worldometers.info, tính đến sáng ngày
28/2 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 114.328.688 ca nhiễm COVID-19,
với 2.535.849 ca tử vong và 89.831.178 ca điều trị khỏi.
Động thái quân sự đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ
Ngày
25/2, quân đội Mỹ đã nhắm mục tiêu không kích vào một căn cứ mà
Washington cho là của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn trên lãnh
thổ Syria. Dù Trung Đông không phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu của tân
Tổng thống Mỹ trong những tuần đầu nhậm chức, song động thái quân sự đầu
tiên của chính quyền ông J.Biden ở Syria có nguy cơ trở thành “mồi lửa”
khiến tình hình khu vực bị hâm nóng trở lại.
|
Tổng thống Mỹ J.Biden bất ngờ ra lệnh không kích Syria. (Ảnh: Reuters) |
Phát
ngôn viên Lầu Năm góc John Kirby xác nhận, các cuộc không kích được thực
hiện theo chỉ thị của Tổng thống J.Biden, không chỉ nhằm đáp trả các
cuộc tấn công gần đây chống lại lực lượng Mỹ và liên quân, mà còn để đối
phó với “các mối đe dọa đang tiếp diễn” đối với những lực lượng này.
Chỉ thị thực hiện các cuộc không kích đã được ông J.Biden đưa ra sau
tiến trình tham vấn với các đồng minh, gồm cả các đối tác liên quân Mỹ.
Cũng
theo phát ngôn viên Lầu Năm góc thì cuộc tấn công đã phát đi một thông
điệp rõ ràng rằng: “Tổng thống J.Biden sẽ hành động để bảo vệ các lực
lượng của liên quân Mỹ. Mỹ đã hành động một cách có chủ ý nhằm làm thay
đổi tình hình chung ở cả miền Đông Syria và Iraq”.
Còn
theo tiết lộ của một quan chức quốc phòng Mỹ thì quyết định tấn công các
mục tiêu ở Syria đã được chỉ thị từ cấp trên chứ không do đề xuất cụ
thể từ phía các lực lượng quân sự.
Hiện
mức độ thiệt hại sau các vụ tấn công của quân đội Mỹ ở Syria vẫn chưa
được công bố. Vụ tấn công diễn ra vào thời điểm mối quan hệ giữa Mỹ và
Iran đang bị kéo căng bởi vấn đề hạt nhân và tình hình an ninh khu vực.
Venezuela yêu cầu Đại sứ EU rời khỏi đất nước
Bộ
trưởng Ngoại giao Venezuela Jorge Arreaza ngày 24/2 thông báo rằng
Caracas đã tuyên bố Đại sứ Liên minh châu Âu Isabel Brilhante không được
hoan nghênh và cho bà 72 giờ để rời khỏi nước này.
|
Đại sứ Liên minh châu Âu tại Venezuela Isabel Brilhante. (Ảnh: Reuters) |
Tuyên
bố trên được đưa ra sau cuộc gặp với bà Brilhante tại trụ sở Bộ Ngoại
giao Venezuela nhằm đáp trả việc EU áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối
với các quan chức của Venezuela.
Bộ
trưởng Jorge Arreaza mô tả "thực sự không thể chấp nhận được" các biện
pháp trừng phạt mà Brussels áp đặt trong tuần này đối với 19 đại diện
của Venezuela, đồng thời nói thêm rằng Caracas đã đưa ra quyết định trục
xuất phái viên EU "vì hoàn cảnh yêu cầu".
Chính
phủ Venezuela kêu gọi EU chấm dứt "những hành động can thiệp một cách có
hệ thống" để từ đó có thể thiết lập mối quan hệ mới trên cơ sở tôn
trọng lẫn nhau giữa hai bên.
Trước
đó, ngày 22/2, các Ngoại trưởng EU đã nhất trí trừng phạt 19 quan chức
cấp cao của Venezuela vì đã "phá hoại nền dân chủ" và vi phạm các quyền
con người. Như vậy, đã có tổng số 55 quan chức trong chính quyền của
Tổng thống Nicolas Maduro bị EU phong tỏa tài sản và cấm đi lại. EU mở
rộng thêm danh sách quan chức Venezuela bị khối này trừng phạt sau khi
bác bỏ kết quả bầu cử Quốc hội tháng 12/2020 khi đảng của ông Maduro
giành quyền kiểm soát Quốc hội.
Quốc hội Australia thông qua bộ quy tắc thương lượng truyền thông
Ngày
24/2, Quốc hội Australia đã thông qua luật mới buộc các gã khổng lồ công
nghệ như Facebook và Google của Tập đoàn Alphabet Inc phải trả tiền cho
nội dung tin tức của các tổ chức báo chí nội địa xuất hiện trên các nền
tảng công nghệ của các hãng này. Đây được xem là một “tiền lệ thay đổi”
về mối quan hệ giữa truyền thông và các hãng công nghệ, có nhiều khả
năng được nhân rộng ở các quốc gia khác.
|
Ảnh minh họa: ABCNews |
Tuy
nhiên, luật mới cũng được thay đổi một số điều khoản theo chiều hướng
“mềm mỏng” hơn vào phút chót, sau khi bất đồng giữa Chính phủ Australia
và Facebook lên tới đỉnh điểm và khiến nền tảng truyền thông xã hội chặn
tất cả tin tức của khoảng 17 triệu người sử dụng tại Australia.
Hiện dư luận Australia đang phản ứng trái chiều trước việc Quốc hội nước này thông qua Bộ quy tắc thương lượng truyền thông.
Động
thái mới nhất của cơ quan lập pháp Australia đang được nhiều nước trên
thế giới chú ý, nhất là các nước như Canada và Anh đang cân nhắc tới
việc áp dụng các biện pháp tương tự để tránh kịch bản bị “o ép” bởi các
nền tảng công nghệ.
Luật
mới của Australia không đề cập cụ thể tới Facebook hoặc Google. Tuy
nhiên, trong một tuyên bố đưa ra cách đây ít hôm, Bộ trưởng Tài chính
Australia Frydenberg khẳng định rằng ông sẽ chờ đợi các “ông lớn công
nghệ” nỗ lực tìm kiếm thỏa thuận thương mại với các công ty truyền thông
trước khi quyết định về việc liệu có đưa Facebook và Google vào diện
các đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật mới hay không.
Cho tới nay, cả Facebook và Google đều chưa đưa ra bình luật tức thời nào sau động thái mới nhất từ phía Quốc hội Australia.
Hàng triệu người dân Mỹ thiếu nước sạch do bão tuyết
Trận
bão tuyết lịch sử đã khiến tình trạng mất điện diễn ra trên diện rộng và
làm đóng băng các đường ống nước trên khắp bang Texas (Mỹ), khiến hàng
triệu người dân phải sống trong cảnh thiếu nước sạch.
|
Một tình nguyện viên phân phối nước đóng chai để hỗ trợ người dân ở thành phố Houston, bang Texas. (Ảnh: Reuters) |
Hoạt
động của hơn 1.100 điểm cấp nước công cộng đã bị gián đoạn vì bão tuyết,
làm ảnh hưởng tới 14,4 triệu người dân – tương đương một nửa dân số
bang Texas. Trong khi đó, các nhà máy xử lý nước trên khắp bang Texas đã
bị mất điện do ảnh hưởng từ cơn bão.
Theo
Ủy ban Chất lượng Môi trường bang Texas, người dân ở các thành phố như:
Austin, Arlington, Galveston, Houston, San Antonio,.. được khuyến nghị
đun nước sôi trước khi sử dụng do lo ngại nguồn nước bị ô nhiễm.
Thống
đốc bang Texas Greg Abbott cho biết, gần 3,5 triệu chai nước đã được
phân phát bằng máy bay trực thăng, xe tải,… tới người dân trên toàn
bang.
Cuối
tuần qua, trận bão tuyết đã gây mất điện trên diện rộng tại bang Texas,
khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng triệu người rơi vào cảnh không
có điện. Ngày 21/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố tình trạng thảm
họa tại Texas, cho phép huy động các nguồn tài chính liên bang hỗ trợ
người dân Texas khắc phục hậu quả bão tuyết, như xây dựng nhà ở tạm, sửa
chữa nhà cửa và cung cấp các khoản vay lãi suất thấp./.
Nguồn:https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/the-gioi-tuan-qua-chinh-truong-nong-tro-lai-575451.html