"Tham nhũng đã từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội", đó là đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Sáng
16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
(Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ 14 dưới sự chủ trì của đồng chí
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Phiên
họp nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả sau 5 năm hoạt động của Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), đề ra nhiệm vụ trọng
tâm công tác thời gian tới; đánh giá kết quả công tác 7 tháng đầu năm và
đề ra nhiệm vụ những tháng cuối năm 2018.
Phiên họp thứ 14 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - Ảnh: Minh Châu
Thi hành kỷ luật hơn 4.300 cán bộ, đảng viên; kiến nghị thu hồi, xử lý hơn 400 ngàn tỷ đồng và 18.525 ha đất
Theo
đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính
Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN,
sau 5 năm thành lập, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã có nhiều nỗ lực,
cố gắng, có nhiều đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; làm
việc rất nghiêm túc, trách nhiệm, bài bản, nền nếp, phối hợp nhịp nhàng,
chặt chẽ, hiệu quả ngày càng nâng cao với những kết quả nổi bật:
Tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ
việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm,
tạo bước đột phá trong công tác PCTN. Ban Chỉ đạo đã đưa một số vụ án,
vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vào theo dõi, chỉ đạo ở ba cấp
độ để tập trung chỉ đạo xử lý với nguyên tắc: “Không có vùng cấm, không
có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”; hình thành cơ chế chỉ đạo xử lý
các vụ án tham nhũng, kinh tế; ban hành cơ chế phối hợp giữa cơ quan tố
tụng Trung ương và địa phương; phân công các đồng chí Thường trực Ban
Chỉ đạo thực hiện chế độ thường xuyên hội ý, giao ban để chỉ đạo tháo gỡ
các khó khăn, vướng mắc trong điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham
nhũng, kinh tế.
Trong tổng số 68 vụ
án, 57 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện
Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố và
đưa ra xét xử sơ thẩm 40 vụ án/500 bị cáo, với các mức án nghiêm khắc,
đúng quy định của pháp luật, rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn;
trong đó có nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức
tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, kể cả những vụ án tồn đọng kéo
dài từ nhiều năm trước đã được chỉ đạo xử lý dứt điểm.
Ban
Chỉ đạo đã lựa chọn những khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc trong
công tác PCTN để tập trung chỉ đạo tháo gỡ, những lĩnh vực trọng tâm để
kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhất là đã chỉ đạo khắc phục việc cho hưởng
án treo không đúng quy định của pháp luật đối với các bị cáo phạm tội
tham nhũng; khắc phục những vướng mắc trong công tác giám định tư pháp;
nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; tổ chức 40 đoàn công tác
kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác PCTN tại 15 cấp ủy, tổ chức đảng ở
Trung ương và 63 ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương,
qua kiểm tra, giám sát, đôn đốc đã kiến nghị 404 nhóm vấn đề về hoàn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, chỉ đạo xử lý 452 vụ việc, vụ án
tham nhũng, kinh tế; chỉ đạo kiểm tra chuyên đề về PCTN trong lĩnh vực
thuế và hải quan; rà soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương
mại nhà nước; chỉ đạo rà soát các kết luận thanh tra, kiểm toán.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN Phan Đình Trạc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Minh Châu
Tập
trung chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán để
phát hiện, xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương
trong Đảng và bộ máy Nhà nước, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công
tác PCTN. Từ năm 2013 đến nay, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm
tra, giám sát, thi hành kỷ luật hơn 4.300 cán bộ, đảng viên do tham
nhũng, cố ý làm trái; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử
lý hơn 400 ngàn tỷ đồng và 18.525 ha đất, chuyển 515 vụ việc có dấu hiệu
vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý
theo quy định của pháp luật.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, làm rõ, kết luận, quyết định thi
hành kỷ luật, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
kỷ luật nghiêm minh nhiều tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp
của Đảng, Nhà nước vi phạm, cả đương chức và đã nghỉ hưu (từ đầu nhiệm
kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ diện Trung ương
quản lý).
Tích cực chỉ đạo tham
mưu, đề xuất Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành
hơn 60 nghị quyết, chỉ thị, quy định để tăng cường công tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và PCTN. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh
công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về PCTN; công khai kết quả
kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, vụ án tham
nhũng, kinh tế; những vấn đề nhạy cảm, dư luận quan tâm; quan tâm chỉ
đạo, tạo điều kiện để báo chí phát huy vai trò tích cực trong phát hiện,
xử lý tham nhũng. Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ
chức thành viên tăng cường giám sát các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực,
tham nhũng, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Ban
Chỉ đạo quan tâm xây dựng, thực hiện nghiêm quy chế làm việc, chương
trình, kế hoạch công tác; hoạt động nền nếp, bài bản, theo đúng chức
năng, nhiệm vụ; tổ chức 14 phiên họp và 5 cuộc họp Thường trực Ban Chỉ
đạo. Hầu như cứ sau mỗi phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp Thường trực
Ban Chỉ đạo, hội ý của các đồng chí lãnh đạo thì tình hình thực tế lại
có bước chuyển biến mới rõ rệt.
Từng cơ quan chức năng, Ban Chỉ đạo phải làm quyết liệt, dứt điểm, bài bản, hiệu quả hơn
Phát
biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ
đạo đánh giá: Sau 5 năm thành lập, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã có
rất nhiều nỗ lực, cố gắng, có nhiều đổi mới cả về nội dung và phương
thức hoạt động, làm việc rất trách nhiệm, nghiêm túc và thu được những
kết quả cụ thể, nhờ đó mà công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, nhất là
trong 2 năm gần đây. Tham nhũng đã từng bước được kiềm chế, ngăn chặn,
đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo
hiệu ứng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN phát biểu kết luận phiên họp -Ảnh: Minh Châu
Theo
Tổng Bí thư, qua 5 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo,có thể rút ra một số
nguyên nhân, bài học. Đó là, tổ chức triển khai thực hiện có quyết tâm
cao, đồng thuận lớn, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt với cách làm phù
hợp.
"Chúng ta làm khá bài bản, nền
nếp, làm bước nào chắc bước ấy, rõ đến đâu làm đến đấy, kỷ luật đảng
trước, xử lý hành chính, hình sự sau; các bước, các khâu làm chặt chẽ,
các cơ quan chức năng phối hợp nhịp nhàng theo đúng chức năng, nhiệm vụ,
không làm chồng chéo, "đúng vai, thuộc bài". Xử lý rất nghiêm khắc
nhưng rất nhân văn, có lý có tình, không đao to búa lớn nhưng tâm phục,
khẩu phục, làm quyết liệt nhưng giữ được ổn định, không gây ra đổ vỡ,
kết hợp giữa xây và chống, chống và xây, ngăn chặn, phòng ngừa, mở đường
cho đối tượng sửa chữa, tiến bộ, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế -
xã hội, được dư luận đồng tình, ủng hộ cao", Tổng Bí thư nói.
Việc
xây dựng, cách thức, lề lối làm việc của Ban Chỉ đạo khoa học, chặt
chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng; chuẩn bị kỹ càng, từng bước đi xử lý
đều được tính toán, phối hợp bài bản; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc
nhắc nhở, thậm chí cần thiết thì thay thế cán bộ; chú trọng công tác
kiểm tra, giám sát các cơ quan, địa phương.
Phát
hiện xử lý dứt điểm các khâu yếu, việc khó. Khắc phục cho hưởng án treo
không đúng quy định; khắc phục những vướng mắc trong công tác giám định
tư pháp, trong quá trình điều tra; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản
tham nhũng.
Nhắc lại câu nói của
Lê-nin: "Công khai là thanh bảo kiếm để chữa lành vết thương", Tổng Bí
thư đánh giá công tác thông tin ngày càng công khai, minh bạch, kịp
thời, nhận được sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ, động viên của đông đảo cán
bộ, đảng viên, nhân dân, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, tạo thành phong
trào, xu thế không thể cưỡng lại. Các cơ quan thông tin vào cuộc rất
tích cực, chủ động và có nhiều cách làm sáng tạo.
Các
cơ quan chức năng, các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc rất cố gắng,
tích cực, trách nhiệm đóng góp ý kiến chất lượng, hoạt động hiệu quả,
góp phần vào thành công chung của Ban Chỉ đạo.
Cơ
quan thường trực của Ban Chỉ đạo là Ban Nội chính Trung ương đã có
nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, ngày càng làm tốt, chuyên nghiệp hơn,
đề xuất báo cáo kịp thời, có hiệu quả với Ban Chỉ đạo.
Chỉ
ra những khâu khó, điểm yếu, những tồn tại, hạn chế của công tác PCTN
thời gian qua, Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc xây dựng cơ chế, thể chế,
chính sách, quy định vẫn còn chậm, dễ bị lợi dụng để tham nhũng nhất là
kiểm soát quyền lực, kê khai tài sản, giám sát quản lý đất đai, thuế, cổ
phần hóa...
Bên cạnh đó, tình trạng
“trên nóng, dưới lạnh” đã có chuyển biến nhưng chưa được như mong muốn,
cần khắc phục mạnh hơn nữa, tích cực hơn nữa; cấp dưới làm chưa tương
xứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Vẫn để cho một số phần tử bỏ trốn,
tẩu tán tài sản, chạy ra nước ngoài. Một số khâu phối hợp chưa được
nhuần nhuyễn. Tổng Bí thư yêu cầu, việc xử lý phải trên cơ sở đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lưu ý đến bối cảnh chính trị, tác động
xã hội của vấn đề.
Về nhiệm vụ thời
gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh mong muốn của cán bộ, đảng viên và nhân
dân làm sao phải duy trì, đẩy mạnh công tác PCTN. Từng cơ quan chức
năng, Ban Chỉ đạo phải làm quyết liệt, dứt điểm, bài bản, hiệu quả hơn.
Khắc phục tình trạng "trên nóng dưới lạnh", nhũng nhiễu, tham nhũng vặt,
thực hiện 6 nhiệm vụ chương trình công tác năm 2018, tăng cường kiểm
tra, giám sát, kỷ luật đảng, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm
soát quyền lực để PCTN.
7
tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã xây dựng, trình Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 12 văn bản về
xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và PCTN; tập trung chỉ đạo
tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật 235 đảng viên vi phạm về
tham nhũng, cố ý làm trái; 30 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu
nhập, trong đó có 01 tổ chức Đảng và 14 đảng viên diện Trung ương quản
lý; khẩn trương kết luận thanh tra và kiến nghị xử lý nghiêm sai phạm
đối với 05 dự án gây thất thoát, thua lỗ kéo dài, dư luận xã hội quan
tâm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo; tập trung chỉ đạo các cơ quan tố tụng
Trung ương và địa phương đẩy nhanh tiến độ, kết luận điều tra 11 vụ/170
bị can; ban hành cáo trạng truy tố 11 vụ/112 bị can; đưa ra xét xử sơ
thẩm 16 vụ/163 bị cáo; xét xử phúc thẩm 09 vụ/76 bị cáo. Đặc biệt, đã
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời 05 vụ án
tham nhũng, kinh tế rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, dư luận
xã hội đặc biệt quan tâm. Kết quả kê biên, thu hồi tài sản, khắc phục
hậu quả trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế đạt tỷ lệ cao. Nhiệm vụ công tác những tháng cuối năm 2018: Chỉ
đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư,
Trưởng Ban Chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN; các văn
bản, quy định mới của Đảng, Nhà nước về PCTN; chỉ đạo quyết liệt, tạo
chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác PCTN ở địa phương, cơ sở;
ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người
dân, doanh nghiệp; chỉ đạo xây
dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, nhất là
sửa đổi Luật PCTN, Luật Công an nhân dân; ban hành Luật Bảo vệ bí mật
nhà nước; rà soát, đánh giá việc thi hành Luật Giám định tư pháp để có
cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; chỉ
đạo khẩn trương hoàn thành kết luận thanh tra việc cổ phần hóa Cảng Quy
Nhơn, Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, Dự án
mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc và các vụ việc theo yêu cầu của Thường trực
Ban Chỉ đạo. Hoàn thành việc rà soát các kết luận thanh tra, kiểm toán
một số dự án gây thất thoát, thua lỗ kéo dài, dư luận xã hội quan tâm;
kiểm tra công tác luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả
nước; thanh tra chuyên đề quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm
thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế; Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến
hành kiểm tra một số cấp ủy cấp huyện và cơ sở có dấu hiệu vi phạm để
chấn chỉnh công tác kiểm tra, kỷ luật đảng ở cơ sở; tập
trung chỉ đạo để kết thúc điều tra 10 vụ án; ban hành cáo trạng truy tố
07 vụ án; xét xử sơ thẩm 10 vụ án; xét xử phúc thẩm 08 vụ án; xử lý 32
vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; triển khai có hiệu quả Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2018 của Ban Chỉ đạo; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN. Về
kết quả xử lý các vụ việc, vụ án: Ban Chỉ đạo thống nhất kết thúc chỉ
đạo xử lý đối với 07 vụ án, 05 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi,
chỉ đạo; 02 vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc;
30 vụ án, 23 vụ việc thuộc diện tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo xử lý đã kết
thúc việc giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; bổ sung 01 vụ
việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Nguồn: dangcongsan.vn
|