Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 21/12, toàn thế giới đã ghi nhận 77.152.017 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.699.114 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 54.050.767 người.
|
Xịt thuốc khử trùng chuẩn bị cho mùa lễ hội GIáng sinh
tại Nhà thờ ở Mout Carmel,Malang, Đông Java, Indonesia, ngày
20/12/2020. (Ảnh: Xinhua) |
Tính đến sáng 21/12, đã có 54.050767 ca
nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 21.402.136
ca bệnh đang điều trị thì có 21.295.861 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và
106.275 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh
hiện đang tác động đến 218 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ,
Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.
Số liệu mới cập nhật trên
worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là
21.329.307 trường hợp, trong đó có 492.125 ca tử vong và 10.184.698 ca
được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 184.696
ca nhiễm và 3.070 ca tử vong mới vì COVID-19.Tình hình dịch bệnh tại
châu Âu đang có dấu hiệu tăng nhiệt trong bối cảnh mùa lễ hội noel và
dịp năm mới đang tới gần.
Ngày 20/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đã kêu gọi các nước thành viên ở châu Âu tăng cường các biện pháp đối
phó với đại dịch, trong bối cảnh biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát
hiện ở Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Australia có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn tới
70% so với chủng gốc.Theo WHO, ngoài Anh, Đan Mạch ghi nhận 9 ca nhiễm
biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là VUI-2020/12/01, Hà Lan đã ghi nhận
1 ca và Australia ghi nhận 1 ca nhiễm biễn thể này. WHO nhấn mạnh tại
châu Âu - nơi tỷ lệ lây nhiễm lớn và trên diện rộng, các nước cần tăng
cường nỗ lực khống chế và ngăn chặn dịch bệnh.
Theo kế hoạch, đại diện các nước Liên
minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp khẩn cấp trong ngày 21/12 để thảo luận đưa
ra cách phản ứng chung với mối đe dọa từ biến thể mới của virus
SARS-CoV-2. Trong ngày 20/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã tiến
hành điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Ủy ban châu
Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel để
thảo luận về biến thể mới phát hiện ở Anh.
Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận thêm
200.426 ca nhiễm COVID-19 và 2.179 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng các con
số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là
20.997.184 và 475.485 trường hợp. Sau nhiều tuần liên tiếp, Mỹ vẫn là
vùng dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với tổng số 18.260.997
ca nhiễm và 324.849 ca tử vong vì COVID-19. Sau Mỹ, Mexico là nước có
nhiều ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 đứng thứ 2 ở khu vực, với tổng
cộng 1.313.675 và 117.876 ca ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại.
Tiếp đến là Canada với 507.795 ca nhiễm và 14.228 ca tử vong vì
COVID-19.
Tính đến sáng 21/12, tổng số ca nhiễm
COVID-19 tại châu Á là 19.780.908 trường hợp, với 322.413 ca tử vong và
18.042.931 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.415.564 ca bệnh đang điều
trị thì có 26.706 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Trong 24 giờ qua, Ấn
Độ ghi nhận thêm 24.589 ca nhiễm mới COVID-19, tiếp tục củng cố vị trí
“dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm (10.056.248 ca).
Trong khi đó, với 6.312 ca nhiễm mới,
Iran ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức thấp nhất kể từ ngày
26/10. Trong 24 giờ qua, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch
COVID-19 tại Trung Đông này có thêm 177 ca tử vong, đưa tổng số người
không qua khỏi lên 53.625 người.
Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm
46.925 ca nhiễm và 814 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại
khu vực này lên 12. trường73.136 hợp, với 348.835 ca tử vong. Sau nhiều
ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề
nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Argentina, Colombia,
Peru…với lần lượt 7.238.600; 1.541.285; 1507.222; 997.517… ca nhiễm
COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Tính đến sáng 21/12, tổng số ca nhiễm
COVID-19 tại châu Phi là 2.523.420 trường hợp, trong đó có 59.195 ca tử
vong và 2.116.831 ca bình phục. Trong tổng số 347.394 ca đang điều trị
thì có 2.734 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê,
Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với
921.922 ca nhiễm COVID-19 và 24.691 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24
giờ qua, nước này ghi nhận thêm 9.445 ca nhiễm và 152 ca tử vong. Xếp
các vị trí tiếp theo trong bảng thống kê là Ma-rốc, Ai Cập và Tunisia
với lần lượt 417.125; 125.555; 120.687 ca nhiễm bệnh.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm
50 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 44 ca ở Australia và 6 ca ở New
Zealand. Hiện khu vực này ghi nhận 47.341 ca nhiễm và 1.046 ca tử vong
vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu
vực, với 28.172 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 16.182 ca./.
Nguồn: https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/the-gioi-co-hon-77-trieu-ca-nhiem-covid-19-lo-ngai-bien-the-moi-cua-virus-sars-cov-2-571372.html