Giải pháp thu hút sự chú ý và tăng cường sự hợp tác của học viên trong giảng dạy lý luận chính trị

11/11/2021

  • lượt xem: 960

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục lý luận chính trị nước ta đang có sự đổi mới mạnh mẽ, chúng ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, lấy người học làm trung tâm. Đặc thù các môn lý luận chính trị có tính trừu tượng, lại nặng về lý thuyết hàn lâm, làm cho học viên ngại học. Thực tiễn đã có nhiều thay đổi, nhưng trong nội dung các môn lý luận chính trị vẫn nặng tính hàn lâm, ít có sự bổ sung, phát triển làm cho học viên cảm thấy k

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy lý luận chính trị, tăng cường sự chú ý và hợp tác của học viên bên cạnh sự phù hợp, khoa học về nội dung chương trình; chất lượng đội ngũ giảng viên; cơ chế chính sách…, theo tôi cần phải tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức và tính tích cực trong học tập lý luận chính trị của học viên

Việc lười học tập lý luận chính trị bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là từ bản thân cá nhân cán bộ, đảng viên, mỗi học viên. Chính vì vậy, việc truyền tải thông điệp, tìm mọi cách để cán bộ, đảng viên, học viên nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị đối với bản thân họ. Trên cơ sở đó, từng bước khơi dậy tinh thần ham học, khắc phục khó khăn, hạn chế những biểu hiện của sự lười học và ngại học lý luận chính trị là vấn đề cần thiết hiện nay.

Bên cạnh đó, bản thân mỗi học viên phải xác định đúng động cơ, mục đích học tập. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó tác động trực tiếp đến quá trình học tập, rèn luyện của học viên, tác động trực tiếp đến kết quả học tập. Khi học viên xác định đúng mục đích của học trung cấp lý luận chính trị là nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn để “làm việc, làm người, làm cán bộ”, khi đó học mới đủ quyết tâm để giải quyết các khó khăn, sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học. Để làm được điều này cần phải có sự tác động từ nhiều phía như bản thân học viên, tác động của lãnh đạo đơn vị nơi học viên công tác và từ phía nhà trường.

Hai là, tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết với nghề.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng nhân tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả huấn luyện lý luận chính trị cho cán bộ chính là đội ngũ giảng viên, Bác khẳng định: Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của đoàn thể phải là kiểu mẫu của mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc. Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được việc huấn luyện của mình ... Người huấn luyện nào tự cho mình đã biết đủ cả rồi thì người đó dốt nhất. Do đó, đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay cần:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có khả năng tập hợp lôi cuốn học viên trong quá trình giảng dạy; có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thật sự gương mẫu về đạo đức, lối sống.

- Giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm thực tiễn phong phú. Giảng viên được đào tạo bài bản; được tuyển chọn chặt chẽ; được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức thường xuyên; tham gia nghiên cứu thực tế… đảm bảo có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn, đủ điều kiện phục vụ giảng dạy lâu dài và có khả năng phát triển cao hơn. Trước yêu cầu của thời kỳ hiện nay, sự biến động của tình hình thế giới và trong nước, giảng viên phải thường xuyên được cập nhật, bồi dưỡng để bài giảng có chất lượng cao.

- Người giảng viên phải tâm huyết với nghề: Sự tâm huyết, yêu nghề của giảng viên thể hiện ở việc: giảng viên phải tự mình ý thức việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ; luôn có trách nhiệm và lòng tự trọng đối với nghề; luôn phải trăn trở, lựa chọn sử dụng những phương pháp nào cho bài giảng và sau đó tự rút kinh nghiệm, nhằm không ngừng hoàn thiện nghề nghiệp của mình; chuẩn bị bài và các điều kiện, phương tiện sử dụng chu đáo trước khi lên lớp.

Ba là, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực và sử dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài giảng để tăng cường tương tác giữa giảng viên và học viên.

Thực tế hiện nay, phương pháp giảng dạy truyền thống đã làm cho học viên thiếu sự tìm tòi, sáng tạo, tạo nên sức ỳ của học viên trong giờ học, khiến cho bài học nhàm chán, không lôi cuốn, hấp dẫn học viên, giảng viên mất rất nhiều sức nhưng hiệu quả lại không cao. Do đó, đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong đó, giảng viên phải khuyến khích học viên tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến, tạo cơ hội cho học viên tham gia tích cực vào quá trình dạy học; giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, thúc đẩy quá trình học của học viên; gợi mở, thảo luận, trao đổi thẳng thắn, đối thoại có trách nhiệm giữa giảng viên và học viên, kết hợp với ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại (laptop, máy ghi âm, projector, video, radio, băng đĩa hình…) tiếp tục được xem là giải pháp hữu ích.

Trong giờ giảng, trang phục, phong cách, ngữ điệu lời nói, cách nhấn trọng âm, việc sử dụng các yếu tố phi ngôn từ đa dạng và hợp lý của giảng viên; nội dung bài dạy được hiệu ứng hài hòa, diễn tiến hợp lý… cũng đóng vai trò quan trọng để học viên hứng thú theo dõi và tiếp thu tốt bài giảng.

Bốn là, giảng viên tìm hiểu kỹ tình hình thực tiễn địa phương, cơ sở và đối tượng học viên

Đối tượng học viên ở trường hiện nay rất đa dạng là cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức, dự nguồn ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ cơ sở nên khi vào học các học viên có trình độ khác nhau, độ tuổi khác nhau, vị trí công tác khác nhau, kinh nghiệm khác nhau … do đó, dẫn đến sự không đồng đều về trình độ nhận thức. Do vậy, trước khi lên lớp, giảng viên cần tìm hiểu và nắm đối tượng học viên của lớp học; nghiên cứu, tìm hiểu thêm về công việc, những vấn đề thực tiễn (đặc điểm văn hóa, vị trí, tiềm năng, kết quả phát triển… của địa phương); những thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, địa phương nơi học viên đang công tác để có sự liên hệ, vận dụng kịp thời vào bài giảng; tìm hiểu về cơ sở vật chất của Trung tâm chính trị huyện, thị xã, thành phố…  Từ đó, giúp giảng viên chủ động trong xác định dung lượng kiến thức và lựa chọn phương pháp giảng dạy, thiết bị gì cho phù hợp thì sẽ đạt được hiệu quả cao.

Năm là, tăng cường công tác quản lý học viên, đánh giá khách quan, trung thực chất lượng học viên

Học viên học lý luận chính trị tại Trường Chính trị là người vừa tham gia học tập vừa phải giải quyết các công việc ở cơ quan, đơn vị nên thời gian dành cho việc học tập đôi khi bị chi phối. Thực trạng trên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy lý luận chính trị hiện nay. Để khắc phục tình trạng trên, theo tôi cần phải:

- Học viên cần xác định đúng động cơ học tập lý luận chính trị.

- Cơ quan cử cán bộ đi học tạo điều kiện tốt nhất cho học viên tham gia học tập. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học trong quản lý học viên.

- Đối với Trường Chính trị, sau khi làm lễ khai giảng bên cạnh việc quán triệt về nội quy, quy chế học tập cần phải quán triệt và định hướng về động cơ, mục đích học tập cho học viên.

- Thay đổi tư duy, phương pháp quản lý đào tạo phù hợp theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý (quản lý bằng các công nghệ nhận diện vân tay để ra vào lớp, camera quan sát./.

Trương Thị Hương Lan