Một số kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng hướng dẫn học viên các lớp trung cấp LLCT - HC đi nghiên cứu thực tế tại trường Chính trị Nguyễn Văn Linh hiện nay

22/10/2021

  • lượt xem: 584

Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 và Hướng dẫn số 256/HD-HVCTQG ngày 30/6/2017 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh quy định về:“Hướng dẫn hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trong chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính”. Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể cho từng lớp với nội dung đã được phê duyệt từ đó giúp giảng viên và giáo viên chủ nhiệm đưa học viên đi nghiên cứu thực tế theo kế hoạch đã được phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch học tập, theo đề nghị liên hệ của tập thể lớp mà đề xuất với trường cho lớp đi nghiên cứu trong Tỉnh hoặc ngoài Tỉnh, qua đó giúp cho từng bộ phận chủ động hơn trong công việc của mình.

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng các bộ phận liên quan có trách nhiệm quán triệt những nhiệm vụ cần thiết của chuyến đi nghiên cứu thực tế đến với tập thể lớp học và từng học viên. Qua đó học viên nắm được mục đích, yêu cầu và hình thức nghiên cứu thực tế, chủ động tích cực tham gia các hoạt động của đoàn, sưu tầm tài liệu để viết thu hoạch nghiên cứu thực tế. Giáo viên chủ nhiệm và giảng viên hướng dẫn, cùng Ban Cán sự lớp cần phối hợp tốt với trưởng đoàn triển khai các hoạt động nghiên cứu thực tế, vấn đề an toàn của đoàn đi phải được chú trọng hàng đầu đặc biệt là sức khỏe của các thành viên.

Hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên muốn đạt được chất lượng cao, phải được tiến hành một cách nghiêm túc từ nhận thức đến quá trình thực hiện, từ lựa chọn nội dung, địa điểm, đến việc triển khai, tổ chức đi nghiên cứu thực tế. Để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thực tế trong tỉnh và ngoài tỉnh của các lớp Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính ở Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh hiện nay, đòi hỏi có sự đồng thuận và phối hợp hỗ trợ từ nhiều phía; trong đó nhà trường giữ vai trò then chốt trong việc định hướng, học viên giữ vai trò trung tâm của quá trình này, với học viên nghiên cứu thực tế không phải là nghĩa vụ mà là quyền lợi và trách nhiệm, trên cơ sở lĩnh hội những tri thức mới từ thực tiễn đang đặt ra.

Qua những vấn đề nêu trên và từ thực tế của việc đưa đoàn đi nghiên cứu tại các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại trường Chính trị Nguyễn Văn Linh, cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế, khó khăn; đồng thời nâng cao chất