Quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2010 - 2020

22/10/2021

  • lượt xem: 567

Vấn đề lập quy hoạch, sử dụng đất đai có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý, sử dụng đất không chỉ ở một thời điểm mà là một hoạt động chiến lược quan trọng, luôn được Đảng và nhà nước quan tâm thể hiện trong hiến pháp cũng như luật đất đai. Công tác quy hoạch, sử dụng đất nhằm xác lập sự ổn định về mặt pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó. Để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, có hiệu quả chính sách, pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên từ năm 2011, hàng năm căn cứ vào quy hoạch xây dựng, Tỉnh đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng về quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2012 tỉnh mới tiến hành thực hiện và quy hoạch sử dụng đất Tỉnh đến năm 2020 cùng với kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 19/9/2010 và Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của tỉnh đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cùng với lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015, làm cơ sở cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyên mục đích sử dụng đất và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Góp phần phát triển kinh tế và tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế với điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Chấm dứt tình trạng phân lô bán nền tại các dự án nhà ở, đầu cơ đất đai đã giảm đáng kể

Về thực hiện kế hoạch sử dụng đất

Thứ nhất, đất nông nghiệp: Tính đến hết năm 2015 có 61.019.63 ha, chiếm 65.60% tổng điện tích tự nhiên, Đất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng như sau; Hộ gia đình, cá nhân: 81.802,16ha, chiếm 66,23% diện tích đất nông nghiệp; Các tổ chức trong nước: 40.277,19ha, chiếm 32,61% diệntích đất nông nghiệp; Nhà đầu tư nước ngoài 171,69ha, chiếm 0,05% diệntích đất nông nghiệp; UBND cấp xã quản lý: 1.265,97ha, chiếm 1,02% diệntích đất nông nghiệp.

Thứ hai, đất phi nông nghiệp: Tính đến hết năm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp có 31.756.10 ha, chiếm 34.14% tổng diện tích tự nhiên và bao gồm các loại đất chính: Đất ở, Năm 2015 toàn tỉnh có 9.285.64 ha đất ở, chiếm 9.98% diện tích đất phi nông nghiệp trong đó. Đất ở tại nông thôn: Có diện tích 8.112.40 ha, chiếm 8.72% diện tích đất ở bình quân đất ở nông thôn đạt 45.58 m2/người. Đất ở đô thị: Có 1.173.24 ha, chiếm 1.26% diện tích đất ở. Bình quân diện tích đất ở đô thị là 33.68 m2/người. Đất quốc phòng, an ninh: Có 95.71ha, bằng 0.10%. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: có 3.022.72 ha, chiếm 3.25%. Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích đất toàn Tỉnh năm 2015 có 323.58ha, chiếm 0.35%. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích loại đất này có 945.85ha, chiếm 1.02%. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Đến hết năm 2015 loại đất này có 4.084.64 ha, chiếm 4.39%.Đất phi nông nghiệp khác: Đất phi nông nghiệp khác có 4.24ha.

Thứ ba, đất chưa sử dụng: Đến hết 2015 toàn Tỉnh còn 456.41ha đất chưa sử dụng, chiếm 0.5% tổng diện tích tự nhiên.

Sau 30 năm đổi mới, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý Nhà nước đối với đất đai có hiệu quả. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh với chức năng, nhiệm vụ của tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng trong tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dânỦy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhằm cụ thể hóa một lần nữa chính sách của Đảng, pháp luật đất đai của Nhà nước để từ đó có sự thống nhất chung trong tổ chức thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh. Như Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để thi hành Luật Đất đai và quản lý nhà nước theo sát với thực tiễn của tỉnh đã góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đất đai và khai thác sử dụng có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, Nghị quyết 02/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 v/v xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử đất 5 năm (2011-2015) của tỉnh Hưng Yên.

Nhìn chung, qua thực tiễn quản lý đất đai ở tỉnh Hưng Yên và thông qua khảo sát tại các địa phương trong tỉnh cho thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành trong giai đoạn 2011-2015 có nhiều mặt tích cực, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình điều chỉnh các quan hệ đất đai. Điều đó được thể hiện trong những phương diện sau:

Thứ nhất, về số lượng văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành tương đối nhiều. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong tỉnh ban hành một số lượng lớn nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, quyết định của Sở Tài nguyên và Môi trường. Qua thực tiễn cho chúng ta thấy, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của tỉnh Hưng Yên đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được nhân dân trong toàn tỉnh thực hiện, góp phần điều chỉnh các quan hệ về đất đai diễn ra hàng ngày ở cơ sở, đưa công tác quản lý và sử dụng đất đi vào nền nếp, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và điều chỉnh các quan hệ đất đai phù hợp với cơ chế mới, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, tạo nguồn thu, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; khuyến khích được nhân dân trong tỉnh yên tâm đầu tư tiền, vốn, công sức, khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên diện tích đất được giao, góp phần làm ổn định tình hình nông thôn.

Hai là, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với đất đai có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một căn cứ pháp lý quan trọng; là cơ sở để chứng minh tính hợp pháp của người sử dụng đất và để người sử dụng đất có điều kiện thực hiện các quyền năng của mình như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn liên doanh, liên kết

Ba là, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai này đều đúng thẩm quyền, thể thức, tên gọi, phù hợp với nội dung thể hiện, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đã được ban hành trong thời gian qua.

Bốn là, đa số các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành trong thời gian qua đã đảm bảo được chất lượng đề ra trong từng năm cụ thể. Nó là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đất đai có chất lượng cao, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hóa các quy định pháp luật về đất đai vào thực tiễn ở tỉnh Hưng Yên. Nội dung của nhiều văn bản về đất đai được xác định với trình độ kỹ thuật pháp lý cao, có kết cấu chặt chẽ, logic. Các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chặt chẽ, phù hợp với khả năng nhận thức của nhân dân lao động. Dưới góc độ lý luận chung Nhà nước và pháp luật thì chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật còn thể hiện ở chỗ phản ánh một cách sâu sắc, đẩy đủ những định hướng xã hội.

Chu Đức Nghĩa

Nguồn số liệu: -Sở tài nguyên và môi trường – tỉnh Hưng Yên

-Cục thống kê tỉnh – Hưng Yên