Truyện ngắn

  • Hoa đào năm ấy Hoa đào năm ấy

    Thăng Long năm ấy là một vùng chiến địa. Nhận lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống, vua Càn Long lệnh cho Tôn Sĩ Nghị đưa binh xuống phía Nam. Quân Thanh chiếm Thăng Long vào ngày 20 tháng mười một năm Mậu Thân thì ngày 22 tháng đó Lê Chiêu Thống được tấn phong làm An Nam quốc vương. Vua tôi nhà Lê chịu ơn thiên triều, cúi đầu thần phục, mỗi ngày đều cưỡi ngựa đến quân doanh của Tôn Sĩ Nghị để xin chỉ thị.

  • Vợ chồng già ngồi câu bên hồ nước Vợ chồng già ngồi câu bên hồ nước

    Trên mỗi cái phao câu bất luận màu gì đang nhô lên trên nước chót nhọn hồi hộp chờ, những con chuồn chuồn kim luôn ưa thích đậu vào. Chúng ưa chuyện giật mình khi những con cá dại khờ xem cái phao nửa nổi nửa chìm kia là sở hữu của mặt nước. Và đương nhiên, cái phao bỗng lút xuống, cánh chuồn mỏng mảnh lấp lóa nắng bừng thức bay lên, tinh tế. Chẳng có mối liên hệ nào từ chuyện con cá, cái phao và cánh chuồn, nó chỉ lặp đi lặp lại thật đơn điệu, cả cái đốm nắng lấp lóa trên cánh chuồn cũng đã nghìn vạn năm chớp sáng vô thanh như ý nghĩ.

  • Tóc xanh mấy mùa Tóc xanh mấy mùa

    Ông Đặng mân mê tấm vé tàu, kín đáo liếc quanh, như thể sợ bị bắt quả tang làm điều vụng trộm. Dặng hắng mấy cái. Xốc xốc cổ áo. Tự tin. Mỉm cười một mình. Cuối cùng, cũng cưa đứt đục suốt! Cũng đi đến kết thúc. Sự kết thúc này, không phải là chấm hết, nhá! Mà là mở đầu. Sự mở đầu cuộc sống mong ước cả một đời người.

  • Ngọn đèn khuya ở bản Mây Ngọn đèn khuya ở bản Mây

    Buổi sáng sớm ở bản Mây lúc nào cũng phủ đầy mây trắng. Mây từ động đá, từ khe núi đùn mãi lên, phủ kín một vùng rừng nguyên sinh. Ở phía Cổng Trời, chỉ còn mấy cây chò cao là nhấp nhô cái ngọn lên khỏi biển mây.

  • Miền gió Miền gió

    Con gái nắm bàn tay chị giật giật. Nhưng chị không quay lại, mắt vẫn dán vào tấm bia. Nụ cười anh nhòe đi trong mắt chị. Bộ quân phục xanh tan vào chiều. Những sợi khói gầy guộc. Đám tàn hương tơi tả...

  • Đêm giao thừa có trăng Đêm giao thừa có trăng

    Đã ai từng thấy ánh trăng vào đêm ba mươi chưa? Mà lại là đêm giao thừa, thời điểm thiên địa giao hòa, thần linh động đậy trao đổi nhiệm sở, trời tối đen như mõm chó.

  • Quẩn nghiệp Quẩn nghiệp

    Vút! Vút! Ông Quắc mặt đỏ tía, dạng hai chân khom người dồn toàn lực vào cái dong tre dẻo như gân bò. Thằng Quốc oằn lên: “Con xin cha, con lạy cha!” “Giời ơi, không phải với tao, mà là với ông bà ông vải kia! Bây giờ cháu tao ở đâu?”. “Ông Quắc, ông Quắc, tỉnh chưa? Mồ hôi đầm cả ra đây này. Ông lảm nhảm cái gì thế? Đã thành vong rồi mà còn khổ thế này hả con ơi!”. Bà Lụa thảm thiết hờ con.

  • Bóng rồng Bóng rồng

    Tàu rúc một hồi còi dài rồi xình xịch vào ga. Tàu dừng, mọi người lật đật túa xuống ga như đàn ong vỡ tổ. Định chậm rãi xuống sau cùng với đứa hầu gái. Định thật giản dị trong chiếc áo bà ba nâu, chân đi guốc mộc, tay cầm chiếc nón lá Gò Găng. Định như một người đàn bà xứ Nẫu luống tuổi quê mùa, nhưng vẻ ngoài đó không giấu được sự quý phái sang trọng của một mệnh phụ phu nhân trong tướng đi, nét mặt và nụ cười.

  • Hậu duệ của Giáo sư Kê Hậu duệ của Giáo sư Kê

    Vợ chồng ngài giáo sư tiến sĩ Giang Đình Kế, tức Giáo sư Kê, hay ngài Kê, như dân làng Ngọc gọi tắt thế cho nhanh, sinh được hai con. Một gái một trai. Gái lớn đi học sư phạm rồi về huyện dạy, lấy chồng cùng trường. Yên phận. Xong. Giang Đình Tinh Anh, con trai ngài Kê, cháu nội cụ mõ Khánh.

  • Ngôi nhà trên đỉnh Thung Lau Ngôi nhà trên đỉnh Thung Lau

    Con đường như một dải lụa màu chàm dập dờn trên triền núi đá trắng, rồi bươn dăm cây số vượt qua cánh đồng lúa nước đến ngôi làng Khai Thung người Mường. Và, xa nữa, xa nữa nghe đâu con đường còn dằng dặc đến tít tận chân núi Ba Vì.

  • Người quản ngục kinh thành Người quản ngục kinh thành

    Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, quân Nguyễn vượt sông Gianh tiến đánh Đàng Ngoài chiếm đóng một số huyện thuộc trấn Nghệ An. Tổ tiên họ Huỳnh rời quê hương theo dòng người di cư vào Đàng Trong, đến định cư ở làng Tây Định huyện Tuy Viễn. Họ sống quây quần, khai khẩn đất hoang lập nghiệp. Cuộc sống êm ả trôi qua. Đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, ông Huỳnh Tiềm là trưởng tộc. Số ông hiếm muộn, người vợ ngoài tứ tuần mới hạ sinh một bé gái. Ông nâng niu như ngọc, đặt tên là Uyển Lệ. Huỳnh Tiềm rước thầy giỏi về dạy con học chữ. Uyển Lệ thông minh sắc sảo, học một biết mười. Đến tuổi cập kê, trở thành thiếu nữ dung nhan diễm lệ, kinh sử làu thông. Người làng bảo với Huỳnh Tiềm: “Uyển Lệ là báu vật trời ban cho ông”. Trai làng ao ước má tựa vai kề nhưng nàng chưa ưng thuận ai.

  • Xóm Rạch Cùng Xóm Rạch Cùng

    Ông Hai Kỉnh bị câm điếc từ hồi cha sanh mẹ đẻ, lớn lên ở xứ kinh cùng nước cạn nghèo tàn nghèo mạt này. Mang tiếng là dân cố cựu miệt ruộng nhưng quá nửa đời vẫn không có nổi cục đất chọi chim, vẫn cái chòi lá xập xệ mé mương. Nhà tuốt cuối rạch nhưng ổng chuyên nghề vác lúa với gánh nước mướn ngoài xóm chợ. Tối ngày tà lỏn dính da với cái khăn rằn cũ sì vắt ngang tấm lưng trần mốc thếch. Gia tài của ổng có cái ghe năm chục giạ lợp mui bằng hai tấm cà-rèm, gắn máy kô-le luôn đậu sẵn dưới bến, tối ổng ngủ luôn trong ghe. Nửa đêm nửa hôm xóm giềng có ai sanh đẻ bệnh hoạn bất tử, cứ việc tới nắm cẳng ổng mà giựt. Ổng bật dậy “u ơ bập bập bơ!” rồi lật đật xỏ bộ bà ba đen, nổ máy cấp kì đưa bà con tới thầy bà, nhà thương…

  • Những người đàn bà khóc Những người đàn bà khóc

    Ca phẫu thuật kéo dài năm tiếng. Tôi chỉ được thông báo thế trước khi cánh cửa phòng mổ khép lại. Mọi thứ xảy ra nhanh và đột ngột. Tôi chưa kịp hiểu gì cả. Như thể không phải hôm nay chồng còn dậy sớm nấu bữa sáng vì biết đêm qua tôi thức rất khuya.

  • Hoa hồng trong sương Hoa hồng trong sương

    Mùa sương ở Thương Vân bắt đầu từ tháng Ba, những cánh đồng cỏ non mềm chìm trong làn hơi nước trắng mờ như sữa. Trên các đỉnh cao hoang vu của dãy núi Cấm, hoa hồng Máu bắt đầu bung nở, mùi hương theo gió lan khắp cao nguyên. Chưa ai từng trông thấy loài hoa bí ẩn này bao giờ. Nhưng mỗi lần đắm mình trong hương hoa xao xuyến ấy, mỗi người đều cảm thấy tâm hồn mình trong trẻo nhẹ nhàng hơn.

  • Trúng số Trúng số

    Truyện ngắn dự thi. NGUYỄN NGỌC ĐÀO UYÊN