Trang văn nghệ

  • Hoa hồng trong sương Hoa hồng trong sương

    Mùa sương ở Thương Vân bắt đầu từ tháng Ba, những cánh đồng cỏ non mềm chìm trong làn hơi nước trắng mờ như sữa. Trên các đỉnh cao hoang vu của dãy núi Cấm, hoa hồng Máu bắt đầu bung nở, mùi hương theo gió lan khắp cao nguyên. Chưa ai từng trông thấy loài hoa bí ẩn này bao giờ. Nhưng mỗi lần đắm mình trong hương hoa xao xuyến ấy, mỗi người đều cảm thấy tâm hồn mình trong trẻo nhẹ nhàng hơn.

  • Trúng số Trúng số

    Truyện ngắn dự thi. NGUYỄN NGỌC ĐÀO UYÊN

  • Huynh đệ đường thôn Huynh đệ đường thôn

    Sáng hôm sau, chú cùng với mấy anh nghĩa quân trong làng cầm những lá cờ giải phóng nhỏ bằng bàn tay tới trình diện ban quân quản. Chú khai thiệt công việc mình làm từ bé tới khi đó. Bà con trong làng làm chứng, chú chẳng gây oán thù, tội ác chi, chỉ có nợ máu… mấy con heo! (Truyện ngắn dự thi của DƯƠNG ĐỨC KHÁNH)

  • Mùa cói Mùa cói

    Trước năm bảy mốt, thị trấn tôi chưa có cây cói. Sau người ta xây đập ngăn sông trữ nước cho thủy điện, cánh rừng nguyên sinh như lá phổi xanh chợt thủng một lỗ, nước cạn, cá trong dòng sông chết trắng ởn, mùi hôi tanh nồng nặc, đất quanh hồ lúc nào cũng úng nước, nuốt rừng mục ruỗng vào lòng rồi thành đầm lầy. Cây cối chết, lúa và hoa màu cũng không sống nổi, nơi ấy giống như một vết thương hở giữa lòng rừng nhiệt đới từng một thời không ai chạm tới. Rồi người ta mang cây cói đến. Cói được trồng quanh hồ để giữ đất không sạt lở, rồi cói được gặt về làm đồ đạc, giường chiếu.

  • Chuyện sực nhớ ở ấp Sơn Khê Chuyện sực nhớ ở ấp Sơn Khê

    Sau “Alo! Tôi nghe đây!” là một tràng cười khi khi, vừa khúc khích vừa giòn rụm trong máy. “Chào anh ba Việt cộng...”. Tôi thốt giật mình. Người ớn áy trên làn da, như vô tình gặp lại vật đánh mất đã rất lâu. Không tin nổi. Hốt nhiên, rơi vào trạng thái lung liêng không xác định. Y hệt khi chuyện ấy xảy ra, tôi không biết gọi đích xác nó là gì? Hay tôi cố không thừa nhận, cố chối bỏ, sợ hãi, không muốn gọi đúng tên sự việc?

  • Nhà văn NGUYỄN HUY THIỆP và truyện ngắn "Con gái thủy thần - Truyện thứ nhất" Nhà văn NGUYỄN HUY THIỆP và truyện ngắn "Con gái thủy thần - Truyện thứ nhất"

    Truyện Con gái thuỷ thần - Truyện thứ nhất viết vào lúc xã hội Việt Nam đang chuyển từ thời “bao cấp” sang thời “đổi mới”. Đây là lúc thời thế buộc nhà văn (người cầm bút) phải dấn thân. Thế nào là “nhà văn dấn thân”? Dưới đây là giải thích của Jean - Paul Strartre (qua lời dịch của Thuỵ Khuê) mà tôi muốn trích nguyên văn:

  • Vùng rừng sáng Vùng rừng sáng

    Chuyến bay BL430 từ xứ sở Chùa Vàng đến sân bay Bờ Hơ cất cánh, Seo kéo rèm, ánh nắng cuối chiều xiên ngang qua ô cửa. Những con đường xanh rợp, nhà phố, chùa chiền nhỏ dần, hun hút rồi chìm khuất sau màn sương mờ đục. Trong Seo duềnh lên cảm giác nôn nao khó tả. Khác với sự quyết liệt trước khi bước chân lên máy bay, giờ đây có cái gì đó như sợi dây đang căng bị chùng lại, mọi thứ rỗng rễnh. Cảm giác hẫng hụt và chơi vơi…

  • Nhà văn Nguyễn Thế Tường và truyện ngắn "Gót lữ đoàn" Nhà văn Nguyễn Thế Tường và truyện ngắn "Gót lữ đoàn"

    Sáng sớm, chị quẩy đôi thùng đi gánh nước. Từ bao năm nay vẫn thế, cứ sáng sớm là chị đi gánh một đôi nước đủ dùng cả ngày đêm cho hai o cháu. Đôi thùng của chị làm bằng gỗ. Những thanh gỗ được chẻ đều nhau ghép vòng tròn bằng hai đai sắt, khít như dán. Đôi thùng mịt mù như tâm tính chị.

  • Đỉnh khói (Giải Nhất) Đỉnh khói (Giải Nhất) Đỉnh khói (Giải Nhất) Đỉnh khói (Giải Nhất)

    Lúc Cu Đen vừa thở muốn hụt hơi vừa ào ra chỗ đám cỏ lởm vàng lởm xanh bên hông nhà thì Năm Thúy đang ngồi đốt lá. Đồi im gió. Khói là những sợi mảnh dẻ thẳng vệt lên trời. (Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thị Kim Hòa)

  • Chuyện Nguyên Phong (Giải Nhì) Chuyện Nguyên Phong (Giải Nhì)

    Chiếc taxi màu vàng đặc trưng của thành phố New York tạt vào lề đường. Ông lão lái xe tầm bảy mươi tuổi, tóc nâu bạc, mặt đỏ như gà chọi ngoảnh mặt ra, mỉm cười với anh. (Truyện ngắn dự thi của Doãn Dũng)

  • Thôi mùa cỏ cháy (Giải Nhất) Thôi mùa cỏ cháy (Giải Nhất)

    Mợ về khi đồng cỏ vào độ khô cháy nhất. Như có một lưỡi lửa khổng lồ vừa liếm qua, cả cánh đồng ngả rạp thành từng lởm, từng lởm màu, chỗ vàng ệch, chỗ đỏ quéo những ngọn cỏ cọc còi xơ xác. (Truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa)

  • Góc khuất cuối làng (Giải Ba) Góc khuất cuối làng (Giải Ba)

    Tư lom khom chạy lên từ ruộng lúa. Một tay túm vạt áo, một tay xách quần. Nó đứng trước mặt ông nội, cười nhăn nhở. Ông hất hàm. “Vào đấm lưng cho bà”. (Truyện ngắn của Tống Ngọc Hân)