Trang văn nghệ

  • Đèo Xám Đèo Xám

    Không rõ trước đây địa danh ấy, dân bản địa gọi là gì, chỉ biết khi đơn vị công binh đầu tiên tới, nó vẫn là cánh rừng đại ngàn xanh biếc. Khi thông tuyến, xuyên đèo, máy bay địch phát hiện. Chúng tìm mọi cách chặn đứng trọng điểm chi viện của ta từ phía Tây Trường Sơn tỏa đi các ngả với hàng ngàn lượt máy bay các loại liên tục thay nhau quần đảo, trút dội bom đạn, đào bới, lật tung. Ngọn đèo trơ ra một màu đất đen kịt. Từ đó cánh lái xe gọi nó là Đèo Xám.

  • Chiến tranh Chiến tranh

    Chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm rồi. Giờ đây người ta nhìn về nó với nhiều chiều kích khác nhau. Những người đã từng sống qua chiến tranh thường nhìn nhận chiến tranh qua thân phận con người, đó là những bi kịch được đẩy đến đỉnh điểm mà khi nhớ đến ta cứ bị ám ảnh dằng xé khôn nguôi.

  • Về với mênh mông Về với mênh mông

    Đà Lạt năm ấy đón chúng tôi bằng một đợt áp thấp nhiệt đới dài. Mưa không lớn, chỉ rả rích, nhưng ở lưng chừng phố núi, hình như những hạt nước dày hơn, nặng trịch một niềm cô độc lạnh giá. Những kiếp mưa bay trên núi lúc nào cũng vậy. Không theo gió viễn du giữa mênh mông đại dương, không phiêu lãng cùng những chuyến mây xa để rơi xuống đồng bằng, làm bạn với nương ruộng, song hành trình của chúng rất có thể phải dừng lại trên một đỉnh đèo hoang dại, trơ trọi cây cỏ hay giữa một con suối độc hành nơi rừng sâu. May mắn lắm những hạt mưa núi cao mới có thể kết thúc vòng đời vội vã của mình giữa bạt ngàn sóng nước hồ Xuân Hương, đêm đêm nghe mùi khoai lang nướng thơm và tiếng người huyên náo vọng ra từ chợ Âm phủ.

  • Nước Nga mùa thu Nước Nga mùa thu

    Kí ức Liên Xô Năm 1968, từ mặt trận Khe Sanh trở về, tôi được cử tham gia đoàn đại biểu Thanh niên Giải phóng miền Nam đi dự đại hội Thanh niên sinh viên Thế giới lần thứ 9 ở Sofia, Bulgaria. Đây là lần đầu tiên Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cử một đoàn đông trên tám mươi người, có cả văn công giải phóng tháp tùng. Do ảnh hưởng Cách mạng văn hóa Trung Quốc, đường sắt liên vận quốc tế không đi được nên Liên Xô quyết định đưa tàu Turmenia cao ba tầng, có nhà hàng, hồ bơi… sang Hải Phòng đón. Cùng đi trên chuyến tàu đó có cả đoàn Lào và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) tổng cộng gần ba trăm người gồm các đại biểu là thanh niên, sinh viên, anh hùng dũng sĩ của nhiều vùng miền như các anh hùng: Thái Văn A (chiến sĩ đảo Cồn Cỏ), Nguyễn Thị Kim Huế (Bình Trị Thiên), Huỳnh Thúc Bá (Quảng Nam).

  • Hướng ấy là Phnom Penh Hướng ấy là Phnom Penh

    Rạng sáng ngày 3/1/1979, đơn vị lục đục gọi nhau dậy từ khi trời còn tối đất. Lại lĩnh cơm vắt với bột canh. Đội xe Trung đoàn tăng bo chở Tiểu đoàn 4 ra ngã ba lộ 1. Đổ chúng tôi xuống xong, xe đỗ luôn ở đó chờ chở thương binh tử sĩ. Anh Bình cháo quân lực ngồi phệt trên tấm nilon tựa vào bánh xe hút thuốc, chuẩn bị sổ sách làm công việc hàng ngày của Thánh Phêrô là thống kê những người đã hi sinh. Các Đại đội Bộ binh lên trước. Tiểu đoàn 6 chủ công còn đi trước nữa. Hai trận đột phá liền Tiểu đoàn 4 toàn được đi sau nên “ấm gáo” quá trời.

  • An Giang, đôi dòng kí thác An Giang, đôi dòng kí thác

    Cảm giác chơi vơi ngắm gió mây, đồng xanh, nhà cửa, xóm làng yên bình và vô số cánh chim chao liệng tự do giữa thinh không, rồi sự hoang vu, tịch tĩnh của tự nhiên..., trong khoảnh khắc ấy, tôi như thể được quay trở về nguồn cội mình. Chốn núi non cuốn hút tôi đầy mãnh lực. Yên Tử, Fhansipan, Bạch Mã, Bà Nà, Bà Đen… tôi đã đi qua. Mỗi ngọn núi mang một thứ tinh thần riêng biệt qua hình dáng, địa thế, hệ sinh thái... Tôi đắm đăm thả dòng suy tư của mình miết trôi khi dừng chân nơi đây, ngọn Cấm Sơn trấn giữ vùng biên thùy Tây Nam Tổ quốc. Những vết xước sương mù, nỗi thâm trầm rừng già và sự vọng cầu chân lí gieo trong tôi chút tính không nằm ngoài tri nhận thuần túy.

  • Rơm rạ dại khờ Rơm rạ dại khờ

    Hồi ấy chị Vân thường rủ tôi ra đồng giữ trâu. Chị nói đi một mình sợ ma, rủ tôi đi cho vui.

  • Những người mẹ biên thùy Những người mẹ biên thùy

    “Tôi luôn cầu mong cho hai chị ấy, Năm Chăm và Hai A sống lâu, thật lâu, để… làm gương cho cánh đàn ông. Khi biên giới nguy kịch dưới tay Pol Pot, khi rất nhiều người sợ hãi, hai người đàn bà bình dị đó đã không tiếc mạng sống của mình trong mấy trăm trận chặn địch, bảo vệ từng tấc đất, từng mạng sống của bà con vùng biên. Họ là anh hùng trong lòng tôi”. Đó là chia sẻ của Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Phúc, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330 tham gia chiến đấu trong cuộc chiến Biên giới Tây Nam năm 1979. Dưới đây là chuyện của hai người phụ nữ ấy mà tôi đã may mắn được gặp và ghi lại. Chuyện của cô Năm Chăm: Dù gần tám mươi, giặc sang vẫn đánh

  • Ăn chơi thời bao cấp Ăn chơi thời bao cấp

    Thành ngữ “Tay chơi Hà Nội” hẳn là chưa có tuổi đời lâu lắm. Nó sẽ chỉ được lưu hành công khai vào sau Cách mạng tháng Tám 1945 khi chế độ quân chủ hoàn toàn chấm dứt trên toàn cõi Việt Nam. Trước đó phải là tầng lớp quan lại, vua chúa mới có cơ hội trở thành một tay chơi. (Tản văn của ĐỖ PHẤN)

  • Có một lá thư không được xé Có một lá thư không được xé

    Tiểu đoàn lính sinh viên mang phiên hiệu 3002 chúng tôi vào đến chiến trường sau ba tháng mười ngày hành quân vượt Trường Sơn. Cuộc hành quân ấy, đoàn hao đi vài chục chiến sĩ. Vừa từ ngã ba Đông Dương về tới Kon Tum, chúng tôi lại nhận lệnh vượt sông Sa Thầy qua đất Campuchia mót sắn làm lương thực cho đơn vị đang chiến đấu bên Gia Lai. Chừng trên bốn trăm người, cặm cụi hơn hai tháng bên đất bạn. Khỏi phải kể những ngày ấy, chúng tôi đói và ốm đau thế nào. Kết thúc, chúng tôi hành quân về Gia Lai để bổ sung xuống đơn vị chiến đấu.

  • Lá thư đô thị Lá thư đô thị

    Một chiều cuối tháng 2 năm 1979, tiểu đoàn 4 chúng tôi có lệnh hành quân đánh giải vây cho tiểu đoàn 6 trong ga Rômia, Campuchia. Hải quân đón chúng tôi bằng đội tàu há mồm cùng mấy chiếc giang hạm hộ tống rồi hắt lên thị xã Kongpong Chnang.

  • Sống một tuổi trẻ ý nghĩa Sống một tuổi trẻ ý nghĩa

    Một trong những lý do cơ bản khiến chúng ta cảm thấy mình không hạnh phúc, vui vẻ chính là do chúng ta sống quá vội vàng.

  • Tản mạn chuyện cá, đi câu trên vịnh Bái Tử Long Tản mạn chuyện cá, đi câu trên vịnh Bái Tử Long

    Đi câu bấy nay đã là một nghề. Mà còn là nghề mưu sinh của nhiều người. Nhưng nó được phát sinh từ bao giờ? Điều đó chưa ai giải thích chính xác được. Mà người ta chỉ phỏng chừng ước đoán: Nghề câu đã có từ khi lớp người tiền sử bắt đầu chinh phục thiên nhiên cho cuộc mưu sinh?

  • Mùa hoa tháng 5 Mùa hoa tháng 5

    Tháng 5, tháng của mùa hoa loa kèn đã sắp qua, tháng của phượng cháy rực một góc trời, màu tím nhạt nao lòng của bằng lăng nơi góc phố. Tháng 5, tháng của những cảm xúc bất chợt, chợt đến rồi lại chợt đi.