-
Tây Nguyên, tháng 3 năm ấy
Nếu như tháng 3 năm ấy Bộ Tổng tư lệnh không quyết định tấn công giải phóng Buôn Ma Thuột, mà là Pleiku hay Kon Tum thì diễn biến của Chiến dịch Tây Nguyên sẽ theo hướng nào?
-
Một lần gặp Bác
Tôi sinh ra trong một gia đình có năm người, gồm hai bố mẹ và ba anh em chúng tôi, ở xóm Nam Thành, làng Thượng Hiền, tổng Cao Mại, phủ Kiến Xương trước kia, nay là thôn Thượng Hiền, xã Nam Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
-
Chuyện người lái xe Trường Sơn
Một tuần sau khi đi mổ về, gối ông lại sưng lên. Đau lắm. Ông chống gậy tập tễnh đi quanh sân, thấy tôi đến thăm, ông bảo: Phải tập đi cho mềm khớp, nếu không đầu gối sẽ cứng lại và không cử động được.
-
Những ngọn lửa biên thùy
Đêm cuối năm. Tiếng mưa rơi rả rích trên mái lá chốt đồn Sông Trăng, Bộ đội Biên phòng Long An khiến trời biên cương như trầm xuống. Cảm giác yên bình quá. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài. Còn biết bao nhiêu bí mật đang ẩn sâu. Khi mọi người đã chìm trong giấc ngủ thì những đôi mắt trinh sát viên biên phòng vẫn luôn căng dõi ra màn đêm, tai lắng nghe từng tiếng động lạ. Những đêm thức trắng làm nhiệm vụ đã trở thành bình thường với họ.
-
Về Nậm Cang, nghe rì rào lúa gọi mùa vàng
Những ngày chớm thu, dừng chân ở vùng đất Nậm Cang (Sa Pa, Lào Cai), du khách sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp về mùa lúa chín ở xứ sở này, lắng nghe được tiếng rì rào lúa gọi mùa vàng.
-
Về Bản Liền nơi người Tày làm du lịch
Với nhiều nỗ lực, những năm trở lại đây, người dân ở xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, đã tận dụng sản vật có sẵn tại địa phương và nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày để phát triển du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
-
Ngày đầu làm lính
Mùa hè năm 1965, chúng tôi tốt nghiệp khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chưa bao giờ cuộc đời lại vui và đẹp như những ngày đó. Vẫn căn phòng và cái giường sinh viên chúng tôi đã ở, đã nằm mấy năm trời, nhưng từ giờ không còn sinh viên nữa, mà sắp thành cán bộ nhà nước ở cương vị mà bao người thèm muốn.
-
Đèo Xám
Không rõ trước đây địa danh ấy, dân bản địa gọi là gì, chỉ biết khi đơn vị công binh đầu tiên tới, nó vẫn là cánh rừng đại ngàn xanh biếc. Khi thông tuyến, xuyên đèo, máy bay địch phát hiện. Chúng tìm mọi cách chặn đứng trọng điểm chi viện của ta từ phía Tây Trường Sơn tỏa đi các ngả với hàng ngàn lượt máy bay các loại liên tục thay nhau quần đảo, trút dội bom đạn, đào bới, lật tung. Ngọn đèo trơ ra một màu đất đen kịt. Từ đó cánh lái xe gọi nó là Đèo Xám.
-
Chiến tranh
Chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm rồi. Giờ đây người ta nhìn về nó với nhiều chiều kích khác nhau. Những người đã từng sống qua chiến tranh thường nhìn nhận chiến tranh qua thân phận con người, đó là những bi kịch được đẩy đến đỉnh điểm mà khi nhớ đến ta cứ bị ám ảnh dằng xé khôn nguôi.
-
Về với mênh mông
Đà Lạt năm ấy đón chúng tôi bằng một đợt áp thấp nhiệt đới dài. Mưa không lớn, chỉ rả rích, nhưng ở lưng chừng phố núi, hình như những hạt nước dày hơn, nặng trịch một niềm cô độc lạnh giá. Những kiếp mưa bay trên núi lúc nào cũng vậy. Không theo gió viễn du giữa mênh mông đại dương, không phiêu lãng cùng những chuyến mây xa để rơi xuống đồng bằng, làm bạn với nương ruộng, song hành trình của chúng rất có thể phải dừng lại trên một đỉnh đèo hoang dại, trơ trọi cây cỏ hay giữa một con suối độc hành nơi rừng sâu. May mắn lắm những hạt mưa núi cao mới có thể kết thúc vòng đời vội vã của mình giữa bạt ngàn sóng nước hồ Xuân Hương, đêm đêm nghe mùi khoai lang nướng thơm và tiếng người huyên náo vọng ra từ chợ Âm phủ.
-
Nước Nga mùa thu
Kí ức Liên Xô
Năm 1968, từ mặt trận Khe Sanh trở về, tôi được cử tham gia đoàn đại biểu Thanh niên Giải phóng miền Nam đi dự đại hội Thanh niên sinh viên Thế giới lần thứ 9 ở Sofia, Bulgaria. Đây là lần đầu tiên Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cử một đoàn đông trên tám mươi người, có cả văn công giải phóng tháp tùng. Do ảnh hưởng Cách mạng văn hóa Trung Quốc, đường sắt liên vận quốc tế không đi được nên Liên Xô quyết định đưa tàu Turmenia cao ba tầng, có nhà hàng, hồ bơi… sang Hải Phòng đón. Cùng đi trên chuyến tàu đó có cả đoàn Lào và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) tổng cộng gần ba trăm người gồm các đại biểu là thanh niên, sinh viên, anh hùng dũng sĩ của nhiều vùng miền như các anh hùng: Thái Văn A (chiến sĩ đảo Cồn Cỏ), Nguyễn Thị Kim Huế (Bình Trị Thiên), Huỳnh Thúc Bá (Quảng Nam).
-
Hướng ấy là Phnom Penh
Rạng sáng ngày 3/1/1979, đơn vị lục đục gọi nhau dậy từ khi trời còn tối đất. Lại lĩnh cơm vắt với bột canh. Đội xe Trung đoàn tăng bo chở Tiểu đoàn 4 ra ngã ba lộ 1. Đổ chúng tôi xuống xong, xe đỗ luôn ở đó chờ chở thương binh tử sĩ. Anh Bình cháo quân lực ngồi phệt trên tấm nilon tựa vào bánh xe hút thuốc, chuẩn bị sổ sách làm công việc hàng ngày của Thánh Phêrô là thống kê những người đã hi sinh. Các Đại đội Bộ binh lên trước. Tiểu đoàn 6 chủ công còn đi trước nữa. Hai trận đột phá liền Tiểu đoàn 4 toàn được đi sau nên “ấm gáo” quá trời.
-
An Giang, đôi dòng kí thác
Cảm giác chơi vơi ngắm gió mây, đồng xanh, nhà cửa, xóm làng yên bình và vô số cánh chim chao liệng tự do giữa thinh không, rồi sự hoang vu, tịch tĩnh của tự nhiên..., trong khoảnh khắc ấy, tôi như thể được quay trở về nguồn cội mình. Chốn núi non cuốn hút tôi đầy mãnh lực. Yên Tử, Fhansipan, Bạch Mã, Bà Nà, Bà Đen… tôi đã đi qua. Mỗi ngọn núi mang một thứ tinh thần riêng biệt qua hình dáng, địa thế, hệ sinh thái... Tôi đắm đăm thả dòng suy tư của mình miết trôi khi dừng chân nơi đây, ngọn Cấm Sơn trấn giữ vùng biên thùy Tây Nam Tổ quốc. Những vết xước sương mù, nỗi thâm trầm rừng già và sự vọng cầu chân lí gieo trong tôi chút tính không nằm ngoài tri nhận thuần túy.
-
Rơm rạ dại khờ
Hồi ấy chị Vân thường rủ tôi ra đồng giữ trâu. Chị nói đi một mình sợ ma, rủ tôi đi cho vui.
-
Những người mẹ biên thùy
“Tôi luôn cầu mong cho hai chị ấy, Năm Chăm và Hai A sống lâu, thật lâu, để… làm gương cho cánh đàn ông. Khi biên giới nguy kịch dưới tay Pol Pot, khi rất nhiều người sợ hãi, hai người đàn bà bình dị đó đã không tiếc mạng sống của mình trong mấy trăm trận chặn địch, bảo vệ từng tấc đất, từng mạng sống của bà con vùng biên. Họ là anh hùng trong lòng tôi”. Đó là chia sẻ của Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Phúc, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330 tham gia chiến đấu trong cuộc chiến Biên giới Tây Nam năm 1979.
Dưới đây là chuyện của hai người phụ nữ ấy mà tôi đã may mắn được gặp và ghi lại.
Chuyện của cô Năm Chăm: Dù gần tám mươi, giặc sang vẫn đánh
-
Ăn chơi thời bao cấp
Thành ngữ “Tay chơi Hà Nội” hẳn là chưa có tuổi đời lâu lắm. Nó sẽ chỉ được lưu hành công khai vào sau Cách mạng tháng Tám 1945 khi chế độ quân chủ hoàn toàn chấm dứt trên toàn cõi Việt Nam. Trước đó phải là tầng lớp quan lại, vua chúa mới có cơ hội trở thành một tay chơi. (Tản văn của ĐỖ PHẤN)
-
Có một lá thư không được xé
Tiểu đoàn lính sinh viên mang phiên hiệu 3002 chúng tôi vào đến chiến trường sau ba tháng mười ngày hành quân vượt Trường Sơn. Cuộc hành quân ấy, đoàn hao đi vài chục chiến sĩ. Vừa từ ngã ba Đông Dương về tới Kon Tum, chúng tôi lại nhận lệnh vượt sông Sa Thầy qua đất Campuchia mót sắn làm lương thực cho đơn vị đang chiến đấu bên Gia Lai. Chừng trên bốn trăm người, cặm cụi hơn hai tháng bên đất bạn. Khỏi phải kể những ngày ấy, chúng tôi đói và ốm đau thế nào. Kết thúc, chúng tôi hành quân về Gia Lai để bổ sung xuống đơn vị chiến đấu.
-
Nói chuyện với đêm
Tản văn . NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ